Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Họ đã vất vả vượt qua thanh barie ra sao?

(PLO)- Nhiều người đi đường sau vấp phải thanh barie còn dùng chân dẫm rất mạnh vào đó để trút sự bực tức. 
Sáng hôm nay (21-2), Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã có buổi khảo sát di chuyển qua các barie trên vỉa hè đối với người ngồi trên xe lăn, người khiếm thị. Buổi khảo sát được thực hiện trên tuyến đường Lý Tự Trọng (quận 1), gần ngay góc giao với đường Pasteur.

Với những thanh barie chắn ngang như vậy, người khuyết tật rất khó khăn để phải di chuyển. Chưa kể, trên tuyến đường này còn có những chỗ nền đường sụp xuống, nếu lơ là họ hoàn toàn có thể lọt vào những cái hố đó...


 

Dù không gian giữa hai thanh barie đủ để xe lăn đi qua nhưng chị Hiếu gặp khó khăn khi di chuyển bánh xe di chuyển qua khoảng trống này. ẢNH: THANH TUYỀN.

Chị Ngọc Hiếu cho biết thông thường khi di chuyển trên vỉa hè, dù có thuận lợi hơn nhưng có khi cũng vấp phải những cái hố, những chỗ mà nền gạch bong tróc. Hiện nay lại có thêm thanh barie chắn ngang, rất nhiều lần chị cảm thấy bất lực khi di chuyển.

“Rất khó, phải dùng lực để đẩy bánh xe đi vào không gian đã mệt rồi, người nào tay còn khỏe mạnh thì đỡ. Ví như mà tay yếu thì không biết tính sao luôn. Khoảng trống vẫn đủ để đi qua nhưng mất quá nhiều thời gian và công sức quá, trong khi vốn chúng tôi đã di chuyển khó khăn và chậm so với người khác” - chị Hiếu nói.

Đi Hướng nào khi ngay đó là barie?... ẢNH: THANH TUYỀN


Lách qua được thì lại gặp một hàng xe máy. ẢNH: THANH TUYỀN.

Chị Hiếu còn chia sẻ rằng khi vừa vượt qua cái thanh barie, chị lại vấp phải những chỗ lồi lõm trên mặt đường, sụp xuống thành một cái hố nhỏ thôi nhưng cũng gây khó khăn cho người khuyết tật như chị.


 

Vô tình vấp phải chỗ sụp xuống trên đường, chị Hiếu khó nhọc để di chuyển xe lăn vượt qua. ẢNH: THANH TUYỀN.


 

Tránh các hố nhỏ... ẢNH: THANH TUYỀN

 “Bánh xe lăn mà lọt xuống đó thì rất khó để đẩy lên lại. Cái gờ gạch nó cao nên xoay qua bên này cũng không được, bên kia cũng không được” - chị bày tỏ.

Còn anh Tường Nhã (người khiếm thị) thì chia sẻ, vì biết trước thông tin là có cái thanh barie chắn ngang nên anh cũng chuẩn bị tâm lý trước. “Nhưng lúc đi vào thì đúng là khó thực. Như tôi đây có nghe báo đài nói rồi, cũng chuẩn bị tinh thần trước rồi mà còn vấp, nhiều người họ không nắm thông tin thì chuyện té ngã là bình thường” - anh nói.


 

Anh Nhã dù đã chuẩn bị trước tâm lý vẫn vấp phải thanh barie trên đường... ẢNH: THANH TUYỀN

Anh Nhã chia sẻ cái khó của người khiếm thị khi di chuyển là họ phải dựa vào cây gậy dẫn đường. Nếu như vung tay quá cao hoặc quá thấp thì sẽ không biết được  điểm chính xác của thanh barie là nơi đâu hoặc không biết được ở chỗ đó có barie. Họ cũng không biết được độ cao của thanh barie tới ngang đâu để nhấc chân qua đó. “Tôi không thể ước chừng được độ cao, khi mình đưa chân thấp quá thì nó sẽ va vào thanh chắn, còn đưa cao quá thì lúc đặt chân xuống đất xuống nó lại bị hụt” - anh Nhã nói.


 

Anh cũng đã lọt ngay vào cái hố nhỏ trên đường vì không biết. ẢNH: THANH TUYỀN

Điều đáng quan tâm, trên một đoạn đường rất ngắn ngay trước Sở GTVT TP.HCM cho đến Sở TN&MT lại lắp barie  gần nhau khiến người khuyết tật rất cực nhọc...


 

Thanh barrier chắn ngang, chiếc xe máy của ai đó vô tình chắn luôn cả lối vào giữa hai thanh barie, người khuyết tật chỉ biết đứng nhìn. ẢNH: THANH TUYỀN.

Một nhân viên bảo vệ tại chỗ này chứng kiến nhiều tình huống kể rằng từ khi được lắp, ban ngày hay ban đêm cũng rất nhiều người vấp té.

“Khách nước ngoài mà họ đi du lịch đó, cứ cầm cái bản đồ vừa đi vừa xem, không để ý là té nhào vì mấy cái thanh barie nó chắn ngang như vậy. Tôi còn thấy nhiều người sau khi té xong dùng chân dẫm mạnh vào cái barie đó. Còn người già thì vấp trúng nhiều lắm, nói không xuể. Với lại, tôi cũng thấy mấy người khuyết tật đi lại thực sự rất cực khổ” - người này nói.

Theo >>> Họ đã khó khăn đi qua thanh barie ra sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét