Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

Bao giờ thì nên cho trẻ nghỉ học?

Vào thời khắc giao mùa trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Phụ huynh cần lưu tâm hơn đến sức khỏe của con em mình và nên cho con nghỉ học khi thấy trẻ cảm thấy không khỏe và có các triệu chứng chuyển nặng mà Tin An Viên chia sẻ sau đây:

Sốt cao

Phụ huynh nên cho con nghỉ ngơi khi sốt. Trong 24 giờ, bé hết sốt mà không cần dùng thuốc có thể đi học trở lại. Nếu sốt cao hơn, kéo dài và kèm các triệu chứng như co giật, lú lẫn, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế khám.

Nhiễm nCoV

Trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, dù không có triệu chứng kèm theo, cũng nên nghỉ tại nhà. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo người bệnh cách ly tối thiểu 5 ngày sau khi các triệu chứng giảm hoặc xét nghiệm âm tính.

Nôn mửa, tiêu chảy

Hai tình trạng này đều khiến trẻ mất nước, căng thẳng, kém năng lượng nên cần nghỉ ngơi để cơ thể bình phục. Nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và có thể lây lan.



Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, phụ huynh nên cho con uống đủ nước, chất bổ sung điện giải. Trẻ có thể trở lại lớp khi không còn triệu chứng trong ít nhất 24 giờ.

Cảm lạnh, cúm

Cảm lạnh, cúm, viêm họng liên cầu khuẩn có thể khiến cho trẻ sốt, sổ mũi. Nếu trẻ ho nhiều, chảy mũi không ngừng, amidan sưng đỏ… cũng cần đến viện khám và để điều trị sớm.

Phát ban

  • Phát ban trên da là sự thay đổi kết cấu hoặc màu sắc của da làm xuất hiện của các đốm đỏ, nổi sẩn. Trẻ phát ban có thể do một số bệnh lây lan như thủy đậu, tay chân miệng…
  • Thủy đậu: Bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu Varicella gây ra. Trẻ mắc bệnh này thông thường sẽ có triệu chứng bắt đầu từ 1 mụn đỏ, sau đó nhiều mụn phát tán rất nhanh kèm nóng sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho; thường kéo dài 7-10 ngày.
  • Bệnh chốc lở: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến ở da. Phụ huynh có thể cho con đi học sau khi các vết loét trên da đã lành.
  • Tay chân miệng: Virus gây nên vết loét ở miệng, bàn chân và bàn tay. Trẻ có thể trở lại trường sau khi hết sốt hoàn toàn, các vết loét đã lành.

Chảy dịch và đỏ mắt

Trẻ ngứa mắt, chảy dịch kèm đỏ ngầu có thể do dị ứng theo mùa, bệnh nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc (còn gọi là đau mắt đỏ) rất dễ lây lan. Dị ứng thường xảy ra ở hai mắt, còn nhiễm trùng mắt có khuynh hướng bắt đầu ở một mắt và lan sang bên còn lại. Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn có thể điều trị bằng thuốc.

Trẻ gặp 1 số tình trạng như đau, mờ mắt, cảm giác có vật kẹt trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mắt chảy dịch, sốt, ớn lạnh… cần đi khám và điều trị sớm.

Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét